I. Giới thiệu

Vàng CFD là gì?

Vàng CFD (Hợp đồng chênh lệch dựa trên giá vàng) là một sản phẩm phái sinh tài chính được sử dụng để phán đoán biến động giá của vàng mà không cần sở hữu loại hàng hóa này về mặt vật lý. Khi giao dịch vàng CFD, nhà giao dịch đang trao đổi dựa trên chênh lệch giá vàng từ khi mở hợp đồng cho đến khi hợp đồng được đóng.

Vàng CFD được giao dịch bằng hình thức ký quỹ, điều này có nghĩa là nhà giao dịch chỉ cần nạp một tỷ lệ nhỏ tiền mặt so với tổng giá trị giao dịch làm tài sản thế chấp. Điều này cho phép các nhà giao dịch khuếch đại lợi nhuận tiềm năng nhưng cũng làm tăng khả năng thua lỗ.

Vàng CFD là một công cụ giao dịch phổ biến vì vàng được coi là tài sản an toàn, có thể duy trì giá trị trong thời kỳ kinh tế bất ổn.

Tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử xu hướng và các mẫu hình giá khi giao dịch vàng CFD

Hiểu rõ xu hướng và mẫu hình lịch sử giá là điều cần thiết khi giao dịch vàng CFD vì nó có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về biến động giá trong tương lai. Bằng cách phân tích những thay đổi về giá trong quá khứ, nhà giao dịch có thể xác định các mẫu hình và xu hướng có khả năng lặp lại trong tương lai, điều cho phép họ đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt hơn về điểm vào và thoát lệnh.

Ví dụ, nếu dữ liệu lịch sử cho thấy giá của vàng CFD có xu hướng tăng trong thời kỳ kinh tế bất ổn, nhà giao dịch có thể chọn mua vàng CFD ở thời kỳ căng thẳng địa chính trị leo thang. Mặt khác, nếu dữ liệu lịch sử cho thấy giá của vàng CFD có xu hướng giảm trong thời kỳ kinh tế ổn định, nhà giao dịch có thể chọn bán khống CFD vàng khi các chỉ số kinh tế cho thấy dấu hiệu về một thời kỳ tăng trưởng.

II. Lịch sử xu hướng giá vàng

Lịch sử xu hướng giá của vàng CFD

Năm 2018, giá vàng CFD dao động trong khoảng từ 1.200 USD đến 1.350 USD/ounce do bất ổn xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, điều khiến các nhà đầu tư mua vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Năm 2019, giá vàng CFD tăng lên 1.550 USD/ounce do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất và thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

Vào năm 2020, giá của vàng CFD đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 2.075 USD/ounce trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra biến động toàn cầu và sự bất ổn kinh tế. Với việc nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đưa ra những biện pháp kích thích tiền tệ, các nhà đầu tư đã đổ xô đi mua vàng như một biện pháp chống lại lạm phát.

Trong năm 2021, giá vàng CFD đã trở nên ổn định hơn; nó đã dao động trong khoảng từ 1.700 đến 1.900 USD/ounce nhờ sự xuất hiện của các loại vaccine ngừa COVID-19, điều làm tăng sự lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế và sức mạnh của đồng USD.

Sau đó, vào đầu năm 2022, vàng CFD đã tiếp tục đi vào quỹ đạo tăng giá mới, đạt mức đỉnh $2050 vào tháng 3, trước khi trải qua xu hướng giảm giá cho tới tháng 11.

Kể từ tháng 11-2022, giá vàng CFD đã đi theo chiều hướng tăng cho đến nay. Tuy nhiên, với những lo ngại liên tiếp về lạm phát, chính sách thắt chặt định lượng và sự căng thẳng địa chính trị, giá vàng CFD dự kiến sẽ tiếp tục biến động.

Tác động của các sự kiện kinh tế và địa chính trị đến xu hướng giá của vàng CFD

Các sự kiện kinh tế và địa chính trị ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng giá vàng CFD. Vàng được sử dụng như một tài sản an toàn có khả năng duy trì giá trị trong thời kỳ bất ổn kinh tế và chính trị. Do đó, các sự kiện tạo ra bất ổn và biến động trong nền kinh tế toàn cầu có xu hướng làm tăng nhu cầu đối với vàng CFD và đẩy giá của chúng lên cao.

Ví dụ, quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương, những thay đổi về tỷ lệ lạm phát và căng thẳng địa chính trị đều có thể ảnh hưởng đến giá của vàng CFD. Việc cắt giảm lãi suất hoặc tỷ lệ lạm phát tăng có thể khiến các nhà đầu tư chuyển sang mua vàng như một hàng rào chống lại lạm phát, từ đó đẩy giá của nó lên cao. Tương tự, khi căng thẳng địa chính trị gia tăng, ví dụ như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hoặc xung đột quân sự Nga - Ukraine, có thể làm tăng nhu cầu đối với vàng CFD do nó đóng vai trò như một tài sản trú ẩn an toàn.

Ngược lại, các sự kiện hướng tới thúc đẩy sự ổn định kinh tế và tăng niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu có thể làm hạ nhu cầu đối với vàng CFD và khiến giá của chúng giảm. Ví dụ, những dữ liệu tích cực về kinh tế như tăng trưởng GDP hoặc tỷ lệ việc làm, có thể khiến các nhà đầu tư chuyển hướng khỏi vàng và hướng tới các tài sản rủi ro hơn.

Tác động của đại dịch COVID-19, biến động của đồng USD và sự thay đổi lãi suất

Đại dịch có ảnh hưởng lớn đến giá của vàng CFD. Khi đại dịch gây ra sự bất ổn và biến động cho nền kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư đã đổ xô tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Nó dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với vàng CFD, đẩy giá của chúng lên mức cao nhất mọi thời đại là 2.075 USD/ounce vào tháng 8 năm 2020.

Biến động của đồng USD và hoạt động thay đổi lãi suất cũng tác động đáng kể đến giá của vàng CFD. Khi đồng USD mạnh lên, vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ các loại tiền tệ khác, điều làm giảm nhu cầu của nó và dẫn đến giá vàng CFD giảm. Điều đó có thể được quan sát thấy khi giá vàng CFD giảm vào năm 2022. Ngược lại, khi USD suy yếu, vàng trở nên dễ sở hữu hơn, điều làm tăng nhu cầu và đẩy giá vàng CFD lên cao, như những gì chúng ta đã chứng kiến vào năm 2023.

Những sự thay đổi về lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến giá của vàng CFD. Khi lãi suất thấp, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng giảm, khiến nó trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn hơn. Như một hệ quả, giá của vàng CFD lúc đó sẽ tăng; điều này có thể được quan sát thấy khi giá vàng có chiều hướng tăng trong năm 2019 và 2020. Ngược lại, khi lãi suất cao, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào những loại tài sản khác, làm giảm nhu cầu đối với vàng CFD và khiến giá của chúng giảm, như điều đã thấy trong quá trình giảm giá của vàng vào năm 2022.

Các xu hướng dài hạn của vàng CFD

Xu hướng dài hạn của vàng CFD có điểm đặc trưng là những giai đoạn biến động giá mạnh và tạo ra thay đổi lớn. Trong vài thập kỷ qua, vàng CFD đã trải qua cả thời kỳ tăng giá mạnh và quãng thời gian giảm giá đáng kể.

Một ví dụ về biến động giá dài hạn đối với vàng CFD là giai đoạn từ năm 2001 đến 2011 khi giá vàng CFD tăng từ khoảng $300/ounce lên hơn $1.900/ounce. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này xuất phát từ các yếu tố như lạm phát gia tăng, căng thẳng địa chính trị và đồng USD suy yếu.

Một ví dụ khác là khoảng thời gian từ 2011 đến 2016 khi giá CFD vàng giảm xuống mốc 1050 USD từ mức cao nhất khoảng 1.900 USD/ounce. Sự sụt giảm này là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm sức mạnh gia tăng của đồng USD, nhu cầu từ các thị trường mới nổi suy giảm và sự chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn.

Một lần nữa, từ năm 2016 đến năm 2023, vàng CFD đang theo xu hướng tăng dài hạn, bao gồm trong đó là xu hướng giảm ngắn hạn hồi năm 2022, do lạm phát gia tăng và chính sách thắt chặt định lượng tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

III. Mẫu hình giá

Các mẫu hình giá trong vàng CFD

Các mẫu hình giá trong vàng CFD đề cập đến các đường di chuyển và biến động thường xuyên diễn ra của giá, mà dựa vào đó, các nhà giao dịch sẽ sử dụng để đưa ra quyết định giao dịch. Một mẫu hình giá điển hình trong vàng CFD là xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.

Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó nhu cầu đối với vàng CFD đủ mạnh để ngăn giá giảm thêm. Trong khi đó, mức kháng cự là mức giá mà tại đó nguồn cung vàng CFD đủ mạnh để ngăn giá không tiếp tục tăng. Các mức này thường được xác định qua việc phân tích các biến động lịch sử giá và mẫu biểu đồ.

Ví dụ, một nhà giao dịch có thể quyết định mua vàng CFD khi giá đạt đến mức hỗ trợ, vì họ tin rằng nhu cầu tại đây sẽ tăng và giá sẽ bật lại. Ngược lại, một nhà giao dịch có thể quyết định bán vàng CFD khi giá chạm đến mức kháng cự, vì họ tin rằng nguồn cung tại đây sẽ tăng và giá sẽ giảm.

Tầm quan trọng của việc xác định các mẫu hình giá trong vàng CFD

Việc xác định các mẫu hình giá trong vàng CFD là điều cần thiết để những nhà giao dịch đưa ra quyết định sáng suốt. Qua việc phân tích các biến động giá trong lịch sử và mẫu biểu đồ, nhà giao dịch có thể định hình được hướng đi và sức mạnh của xu hướng giá trong vàng CFD, từ đó sử dụng chúng để dự đoán các biến động giá trong tương lai.

Việc xác định mẫu hình giá, chẳng hạn như mức hỗ trợ và kháng cự, có thể giúp nhà giao dịch xác định điểm vào và thoát lệnh tối ưu cho giao dịch, cùng với đó là giá chốt lời và mức cắt lỗ. Nó cũng có thể hỗ trợ các nhà giao dịch quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng.

Ngoài ra, việc nắm bắt được các mẫu hình giá có thể giúp các nhà giao dịch phát triển chiến lược giao dịch phù hợp với những điều kiện thị trường cụ thể, ví dụ như xu hướng, phạm vi hoặc điểm đột phá. Nó có thể hỗ trợ các nhà giao dịch thích ứng với nhiều điều kiện thị trường thay đổi và tăng cơ hội thành công.

Các mẫu hình giá quan trọng trong CFD vàng

Có một số mẫu hình giá thường được sử dụng khi phân tích vàng CFD, trong đó mỗi mẫu hình sẽ các đặc điểm và ý nghĩa riêng. Nhà giao dịch có thể sử dụng các mẫu hình này để phân tích biến động giá và đưa ra quyết định giao dịch. Dưới đây là ba ví dụ về các mẫu hình giá thường được sử dụng trong vàng CFD:

Vai đầu vai

Đây là một mẫu hình đảo chiều, diễn ra sau một xu hướng tăng. Nó có thể được xác định bởi ba đỉnh, với đỉnh ở giữa (phần đầu) là cao nhất. Hai đỉnh còn lại (vai) thấp hơn đầu và có chiều cao gần bằng nhau. Mẫu hình này hoàn thành khi giá phá vỡ đường viền cổ áo, qua mức thấp nhất của vai.

Ví dụ: Vào giữa năm 2016, giá vàng CFD đã hình thành mẫu hình vai đầu vai với đường viền cổ (neckline) ở mức 1.250 USD/ounce. Sau khi giá rơi xuống dưới đường viền cổ, nó tiếp tục giảm mạnh, đạt mức thấp nhất khoảng 1.120 USD/ounce vào cuối năm 2016. Tương tự, từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2021, mẫu hình vai đầu vai đảo ngược xuất hiện khiến giá tăng mạnh cho đến tháng 3 năm 2022, sau khi phá vỡ đường viền cổ áo vào tháng 11 năm 2021.

Hai đỉnh/Hai đáy

Đây cũng là mẫu hình đảo chiều, xảy ra sau khi giá chạy theo một xu hướng. Mẫu hình hai đỉnh có đặc trưng là hai đỉnh có chiều cao gần bằng nhau với một đáy nhỏ ở giữa. Mẫu hình hai đáy thì ngược lại, với hai đáy có độ sâu gần bằng nhau và một đỉnh nhỏ ở giữa. Mẫu hình được hình thành khi giá phá vỡ đáy nhỏ (mẫu hình hai đỉnh) hoặc trên đỉnh nhỏ (mẫu hình hai đáy).

Ví dụ: Vào đầu năm 2020, giá gold CFD hình thành mẫu hình hai đỉnh, với hai đỉnh ở khoảng $1610/ounce. Sau khi giá phá vỡ mức đáy nhỏ, nó đã giảm mạnh, đạt mức thấp nhất khoảng 1.450 USD/ounce vào giữa năm 2020. Tương tự, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022, giá vàng CFD được xác định là hình thành mẫu hình hai đáy tạo điều kiện cho đà tăng hiện tại.

Nến nhấn chìm giảm/tăng

Nến nhấn chìm giá tăng/giảm là các mẫu hình đảo chiều xảy ra sau khi giá chạy theo một xu hướng. Mẫu hình nhấn chìm tăng giá có đặc trưng là một nến giảm giá nhỏ bị nhấn chìm hoàn toàn bởi một nến tăng giá lớn hơn. Mẫu hình nến nhấn chìm giảm giá thì ngược lại, với một nến tăng giá nhỏ bị nhấn chìm hoàn toàn bởi một nến giảm giá lớn hơn.

Ví dụ: Vào giữa năm 2019, giá vàng CFD đã hình thành mẫu hình nhấn chìm tăng giá, với một cây nến giảm giá nhỏ bị nhấn chìm bởi một nến tăng giá lớn hơn. Sau khi mẫu hình hình thành, giá tiếp tục tăng mạnh, đạt mức cao nhất khoảng 1.560 USD/ounce vào đầu năm 2020. Tương tự, vào đầu tháng 2 năm 2023, một mẫu hình nhấn chìm giảm giá đã xuất hiện gần mức 1.950 USD/ounce.

Tóm lại, các mẫu hình này cung cấp thông tin có giá trị về hướng đi và sức mạnh của xu hướng giá, điều có thể được sử dụng để xác định điểm vào và thoát lệnh tối ưu, mục tiêu chốt tiềm năng và mức cắt lỗ. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cũng nên lưu ý rằng, các mẫu hình giá này không phải là tuyệt đối chính xác và đôi khi có thể thất bại, vì vậy điều quan trọng là sử dụng chúng cùng với các công cụ phân tích khác (kỹ thuật và cơ bản).

IV. Chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật là công cụ được nhà giao dịch sử dụng để phân tích dữ liệu về khối lượng và giá trong quá khứ, nhằm xác định biến động giá tiềm năng trong tương lai đối với các phương tiện tài chính như vàng CFD. Một số chỉ báo kỹ thuật phổ biến có thể áp dụng cho vàng CFD, bao gồm đường trung bình động, RSI, MACD và Dải bollinger.

Các đường trung bình động (MA)

Chúng được sử dụng để làm dịu biến động giá và xác định xu hướng cơ bản. Đường trung bình động được sử dụng phổ biến là đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, vốn có thể giúp xác định các xu hướng dài hạn của vàng CFD. Ví dụ: nếu đường trung bình động 50 ngày vượt lên trên đường trung bình động 200 ngày, đó có thể là tín hiệu tăng cho thấy xu hướng giá có khả năng tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu đường MA 50 ngày cắt xuống dưới đường MA 200 ngày, đó có thể là tín hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giá có khả năng tiếp tục giảm.

RSI

Đây là một chỉ báo động lượng, qua đó đo lường theo định lượng mức độ biến động của giá để đánh giá trạng thái quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Khi chỉ số RSI trên 70, gold CFD được coi là trong tình trạng quá mua và có thể sắp xảy ra một đợt điều chỉnh giá. Ngược lại, khi chỉ số RSI dưới 30, điều đó cho thấy vàng CFD bị quá bán quá và có thể sắp xảy ra hiện tượng giá đảo chiều.

MACD

Đây là một chỉ báo động lượng (theo xu hướng) so sánh hai đường MA để xác định những thay đổi về động lượng. Chỉ báo MACD được tính bằng cách lấy đường trung bình động luỹ thừa EMA 12 ngày trừ đi đường trung bình động luỹ thừa EMA 26 ngày. Đường tín hiệu, là đường EMA 9 ngày của MACD, sau đó được vẽ trên MACD. Khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu, đó có thể là tín hiệu tăng giá, cho thấy xu hướng giá có khả năng tiếp tục tăng. Ngược lại, khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu, đó có thể là tín hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giá có khả năng tiếp tục giảm.

Dải Bollinger

Chỉ báo này đo lường sự biến động và mức giá so với đường trung bình động. Dải Bollinger bao gồm ba đường: MA, dải trên và dải dưới. Khi giá của vàng CFD di chuyển về phía dải trên, điều đó báo hiệu giá đang ở mức quá mua và sắp sửa điều chỉnh. Ngược lại, khi giá của vàng CFD di chuyển về phía dải dưới, điều đó có thể là dấu hiệu của giá đang ở mức quá bán và có thể chuẩn bị đảo chiều.

Ví dụ về cách sử dụng kết hợp chỉ báo kỹ thuật với các mẫu hình giá

  • Đường trung bình động (MA): nếu giá vàng CFD phá vỡ dưới đường viền cổ của mô hình vai đầu vai, xu hướng giảm được xác nhận nếu đường trung bình động 50 ngày cũng dốc xuống.
  • RSI: nếu vàng CFD đang trong xu hướng tăng và hình thành nến nhấn chìm giảm giá ở mức kháng cự, khả năng đảo chiều xu hướng có thể xảy ra nếu chỉ báo RSI cũng ở vùng quá mua.
  • MACD: nếu vàng CFD đã hình thành mẫu hình hai đỉnh, xu hướng đảo chiều giảm giá sẽ có khả năng xảy ra nếu biểu đồ MACD bắt đầu dốc xuống.
  • Dải Bollinger: Ví dụ, nếu vàng CFD đã hình thành mẫu hình hai đỉnh và giá phá vỡ dưới đường viền cổ, xu hướng đảo chiều giảm giá có thể được xác nhận nếu giá di chuyển ra ngoài Dải Bollinger bên dưới

V. Mẫu hình theo mùa

Vàng là một trong những loại hàng hoá quan trọng nhất trên thế giới và giá của nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố này là tính thời vụ, điều có tác động đáng kể đến nhu cầu vàng và cuối cùng là giá của nó. Một vài ví dụ về mẫu hình theo mùa có thể được nhìn thấy trên thị trường vàng, bao gồm ảnh hưởng của mùa cưới tại Ấn Độ, mùa nghỉ lễ và kỳ tính thuế cuối năm.

Mùa cưới của người Ấn Độ là một sự kiện lớn, diễn ra vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trong thời gian này, nhu cầu về vàng ở Ấn Độ thường tăng lên đáng kể, do vàng là một phần quan trọng trong đám cưới của người Ấn Độ. Do đó, giá vàng có xu hướng tăng trong giai đoạn này khi nhu cầu tăng và nguồn cung khó theo kịp.

Một mẫu hình theo mùa khác có thể được nhìn thấy trên thị trường vàng là tác động của kỳ nghỉ lễ. Trong mùa lễ, nhu cầu đối với trang sức bằng vàng và các sản phẩm bằng vàng khác gia tăng khi mọi người muốn mua quà tặng cho người thân. Nhu cầu gia tăng có thể dẫn đến giá vàng cao hơn khi các nhà cung cấp không thể theo kịp nhu cầu gia tăng.

Cuối cùng, kỳ tính thuế cuối năm là một mẫu hình theo mùa quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến giá vàng. Nhiều nhà đầu tư tìm cách mua vàng vào cuối năm tính thuế để tận dụng các lợi ích về thuế và đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Nhu cầu gia tăng có thể đẩy giá vàng lên trong giai đoạn này.

VI. Kết luận

Tóm lại, việc hiểu rõ về lịch sử xu hướng và các mẫu hình giá là rất quan trọng khi giao dịch vàng CFD. Nhà giao dịch nên xem xét tác động của các sự kiện kinh tế và địa chính trị đối với giá vàng CFD, cùng với đó là phân tích cả xu hướng ngắn hạn và dài hạn. Xác định các mẫu hình giá, ví dụ như mức hỗ trợ và kháng cự, có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Các mẫu hình phổ biến có thể kể đến như vai đầu vai, hai đỉnh/hai đáy, nến nhấn chìm tăng/giảm có thể cho thấy xu hướng đảo chiều tăng hoặc giảm. Ngoài ra, các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động, RSI, MACD và Dải Bollinger có thể cung cấp thông tin chuyên sâu hơn khi kết hợp phân tích cùng các mẫu hình giá. Cuối cùng, nhà giao dịch cũng nên chú ý đến các mẫu hình theo mùa như tác động từ mùa cưới của người Ấn Độ, kỳ nghỉ lễ và kỳ tính thuế cuối năm đối với giá vàng.

Điều quan trọng là nhà giao dịch nên sử dụng nhiều công cụ khác nhau để phân tích lịch sử xu hướng và các mẫu hình giá vàng CFD để có quyết định chính xác hơn. Phân tích kỹ thuật và các mẫu hình theo mùa chỉ là một vài ví dụ về các công cụ như vậy. Bằng cách áp dụng nhiều công cụ, nhà giao dịch sẽ có cái nhìn tổng quát về thị trường và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn khi giao dịch vàng CFD.

*Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung của bài viết chỉ dành mục đích học tập và không thể hiện quan điểm chính thức của VSTAR, cũng không thể sử dụng như một lời khuyên đầu tư.