Ether (ETH) là tiền điện tử gốc của Ethereum và được sử dụng để thực hiện các giao dịch và hợp đồng thông minh. Nó được xếp hạng là một trong những loại tiền điện tử có hiệu suất tốt nhất và có vốn hóa lớn thứ hai thị trường ở mức 209,36 tỷ USD tính đến tháng 6 năm 2023. Điều đó cho thấy ETH là một trong những loại tiền điện tử có giá trị cao nhất trên thị trường. Mức giá thấp nhất mọi thời đại của ETH là 0,42 USD vào tháng 10 năm 2015, trong khi mức cao nhất mọi thời đại của nó là 4.860 USD vào tháng 11 năm 2021 và trong năm qua, giá của nó luôn ở mức trên 1.000 USD.
ETH có khối lượng giao dịch hàng ngày cao và giá thường xuyên biến động, do đó, các nhà giao dịch có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều cơ hội giao dịch. Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể giao dịch kiếm lời ngay cả khi ETH giảm giá, được gọi là bán khống. Bạn có thể bán khống CFD (Hợp đồng chênh lệch) của ETH thế nào? Nó có những rủi ro gì? Bài viết này sẽ lý giải từ A đến Z về cách kiếm lợi nhuận từ trong thị trường giảm giá của ETH.
Bán khống ETH là gì?
Bán khống ETH có nghĩa là gì? Trước tiên, hãy định nghĩa nó theo hướng truyền thống, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư vay cổ phiếu từ một nhà môi giới, bán chúng và sau đó đợi giá giảm để mua lại và trả lại cho nhà môi giới. Điều này cũng tương tự với việc bán khống CFD tiền điện tử, nhưng bạn sẽ thực hiện điều đó thông qua giao dịch đòn bẩy.
Nói một cách đơn giản, bán khống là giao dịch thực hiện theo xu hướng giảm giá đối với một tài sản CFD. Bạn sẽ bán ETH CFD với giá thị trường hiện tại và mua lại với mức giá thấp hơn đã dự tính trước. Lợi nhuận của bạn bằng với chênh lệch giữa giá bán ban đầu và giá mua lại. Nhìn chung, bán khống dựa trên nguyên tắc “bán cao, mua thấp” chứ không phải nguyên tắc “mua thấp, bán cao” điển hình.
Dưới đây là một kịch bản bán khống điển hình sử dụng ETH/USD làm ví dụ:
- Bạn dự đoán giá ETH/USD sẽ giảm từ mức hiện tại là 1.760 USD xuống mức thấp hơn.
- Sau đó, bạn mở một vị thế bán ở mức giá hiện tại (1,760 USD)
- Nếu phân tích và dự đoán của bạn là chính xác và giá giảm xuống 1.650 USD, bạn sẽ mua lại ETH/USD một lần nữa. Bạn có thể đặt mức chốt lời để tự động đóng giao dịch của mình.
- Chênh lệch giữa giá vào lệnh và giá đóng lệnh nhân với quy mô vị thế của bạn là phần lợi nhuận (hoặc thua lỗ).
Tại sao CFD lại quan trọng
Bán khống là một phương thức giao dịch được áp dụng rộng rãi ở các thị trường khác nhau, từ ngoại hối và hàng hóa đến tiền điện tử. Trong thị trường tiền điện tử, giao dịch coin/token thực tế chỉ cho phép bạn mua thấp và bán cao. Tuy nhiên, với các công cụ như CFD, bạn có thể giao dịch theo cả hai hướng của thị trường. Nhờ tính chất biến động của thị trường tiền điện tử, điều này tạo ra các cơ hội giao dịch trong thời gian 24/7.
Ngoài ra, bạn có quyền sử dụng đòn bẩy, giúp bạn có thêm sức mua khi thực hiện giao dịch trên thị trường. Trên hết, bạn có thể dễ dàng quản lý rủi ro của mình khi giao dịch CFD so với việc sở hữu và giao dịch tiền điện tử thực.
Hiểu rõ về bán khống ETH
CFD là gì?
CFD là viết tắt của Hợp đồng chênh lệch, một loại công cụ tài chính phái sinh cho phép các nhà giao dịch kiếm lợi nhuận từ các biến động giá của một tài sản cơ bản, chẳng hạn như tiền điện tử. Không giống như hợp đồng tương lai, CFD không có ngày hết hạn. Nếu bạn tin rằng, giá của một CFD cụ thể sẽ tăng; bạn có thể mở vị thế mua và ngược lại. Là một nhà giao dịch, bạn chỉ đang giao dịch dựa trên biến động giá của tài sản cơ bản.
Như đã nêu ở trên, CFD cho phép giao dịch có đòn bẩy. Ngoài ra, bạn có thể giao dịch theo cả xu hướng tăng và giảm giá, điều này giúp nó phù hợp với hoạt động bán khống trên thị trường tiền điện tử. So với các công cụ khác, CFD dễ hiểu hơn và có xu hướng mô phỏng theo sự biến động của tài sản cơ sở.
Bán khống ETH với CFD như thế nào
Khi tiền điện tử trở nên phổ biến, các nhà giao dịch tìm kiếm nhiều phương pháp hơn để đầu tư vào thị trường này. Đầu tiên, việc mua và nắm giữ ETH yêu cầu số vốn đáng kể nếu bạn cho rằng có thể kiếm được lợi nhuận lớn trong tương lai. Bên cạnh đó, việc sở hữu đồng tiền này thực tế khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn. Do đó, các nhà giao dịch tìm kiếm một giải pháp thay thế, cho phép họ giao dịch theo cả hai hướng của thị trường với số vốn nhỏ. Không thể có lựa chọn nào tốt hơn ETH CFD. Đây là cách để bạn có thể bắt đầu:
1. Tìm một nhà môi giới có uy tín.
Bước đầu tiên trong hành trình giao dịch CFD là chọn một nhà môi giới CFD có uy tín như VSTAR. Có lẽ bạn đang tự hỏi nhà môi giới tốt là như thế nào. Có những điều cơ bản mà họ phải có như được cấp phép/quản lý bởi các cơ quan tài chính có uy tín và có một nền tảng thân thiện với người dùng. Các yếu tố khác để xem xét bao gồm:
Phí giao dịch - một nhà môi giới tốt nên đưa ra các mức phí chênh lệch, phí qua đêm và phí môi giới thấp, cạnh tranh và minh bạch.
Có sẵn các sản phẩm CFD - bạn cần một nhà môi giới cung cấp nhiều loại CFD để có thể dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, nó cho phép bạn giao dịch trong các điều kiện thị trường khác nhau.
Bảo vệ số dư âm - giao dịch CFD là một cách đầu tư rủi ro cao; do đó, bạn có thể cần một nhà môi giới cung cấp tính năng bảo vệ số dư âm nhằm đề phòng trường hợp tổn thất đáng kể khiến tài khoản của bạn giảm xuống dưới 0.
Dễ dàng nạp và rút tiền - Bạn cần một nhà môi giới cung cấp nhiều tùy chọn nạp và rút tiền. Ngoài ra, quá trình này cũng phải dễ dàng.
2. Mở tài khoản giao dịch
Sau chọn được một nhà môi giới CFD, bạn cần mở tài khoản giao dịch trực tiếp tiêu chuẩn để bán khống ETH CFD và các công cụ tài chính khác trên thị trường. Quá trình này khá dễ dàng và chỉ mất vài phút. Sau khi điền vào mẫu đăng ký, bạn phải chứng minh danh tính và nạp tiền. Điều này rất đơn giản.
Điều quan trọng là bạn phải thiết lập đòn bẩy mà mình muốn sử dụng trước khi thực hiện giao dịch đầu tiên.
3. Xác định cặp ETH CFD để giao dịch
Khi tài khoản của bạn được thiết lập xong, bạn cần xác định xem nên giao dịch cặp ETH CFD nào. Bạn nên nhìn vào biểu đồ của các cặp ETH CFD khác nhau; đó cũng là nơi bạn sử dụng các công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật khác. Một số ETH CFD phổ biến bao gồm ETH/USD, ETH/USDT, ETH/USDC, ETH/BTC, ETH/EUR, v.v.
4. Đặt lệnh bán khống ETH CFD
Sau khi thực hiện phân tích cơ bản hoặc kỹ thuật và xác định cơ hội bán khống đối với (các) CFD ETH, bạn có thể mở lệnh thị trường bán (với giá hiện tại), lệnh giới hạn bán (giá cụ thể) hoặc lệnh dừng bán (với giá hiện tại sau khi đạt được một mức giá cụ thể). Lệnh giao dịch nào được chọn sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường hoặc chiến lược của bạn.
Bạn cũng có thể đặt các lệnh này trực tiếp trên nền tảng của nhà môi giới (nếu họ cung cấp hoặc trên các nền tảng như Meta Trader hoặc TradingView).
5. Theo dõi các giao dịch và điều chỉnh cho phù hợp.
Mặc dù bạn có thể đặt trước lệnh chốt lời và cắt lỗ rồi quên đi (các) vị thế này, nhưng việc theo dõi các vị thế mở vẫn rất quan trọng. Tại sao nó lại quan trọng? Trước hết, bạn có thể điều chỉnh điểm dừng lỗ để chốt một phần lợi nhuận nếu giao dịch chạy theo xu hướng có lợi. Thứ hai, việc chốt lời một phần lợi nhuận trước khi giao dịch đạt đến mục tiêu đề ra cũng là điều có thể thực hiện. Thứ ba, bạn có thể cắt lỗ sớm nếu điều kiện thị trường thay đổi đột ngột. Cuối cùng, nó cho phép bạn xác định các cơ hội khác để tận dụng lợi nhuận từ những giao dịch có lời.
Nhìn chung, không thể bỏ qua cơ chế giám sát giao dịch trong giao dịch CFD.
Rủi ro và những điều cần quan tâm khi bán khống ETH là gì?
Việc bán khống ETH CFD có thể mang lại lợi nhuận, đặc biệt là với chiến lược quản lý rủi ro và giao dịch tốt. Tuy nhiên, nó đi kèm với một số rủi ro, như được nêu dưới đây:
1. Rủi ro biến động
Giá ETH có thể biến động mạnh, điều này mở ra cơ hội kiếm lợi nhuận lớn. Tương tự, cùng một sự biến động giá tăng, nhưng nó có thể khiến bạn thua lỗ lớn, đặc biệt nếu bạn không áp dụng cơ chế quản lý rủi ro.
Để giảm thiểu tác động của sự biến động khi giao dịch, hãy đảm bảo bạn có một kế hoạch quản lý rủi ro hợp lý và tuân thủ theo đó.
2. Rủi ro giao dịch đòn bẩy
Đòn bẩy là con dao hai lưỡi: nó có thể khuếch đại lợi nhuận và cả khoản lỗ của bạn. Nếu phân tích của bạn sai và không áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, bạn có thể dễ dàng bị gọi ký quỹ (call margin) và trong một số trường hợp, vị thế của bạn sẽ nhanh chóng bị thanh lý.
Để giảm thiểu rủi ro với đòn bẩy, hãy cân nhắc sử dụng nó một cách thận trọng hoặc chọn mức đòn bẩy mà bạn cảm thấy thoải mái.
3. Rủi ro đối tác
Một rủi ro khác khi giao dịch CFD là đối tác (nhà cung cấp CFD) có thể không thực hiện nghĩa vụ đối với bạn. Những tình huống như vậy có thể sẽ xảy ra nếu đối tác mà bạn tiến hành giao dịch hoặc các đối tác khác của họ gặp khó khăn về tài chính.
Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro đối tác? Đầu tiên, hãy đảm bảo nhà môi giới bạn chọn được quản lý và đáng tin cậy. Bạn cũng nên đọc thỏa thuận người dùng khi mở tài khoản.
4. Lo ngại về thanh khoản thị trường
Giao dịch ETH CFD trong thị trường ảm đạm có thể khiến các hợp đồng hiện tại của bạn trở nên kém thanh khoản. Kết quả là, nhà môi giới có thể kết thúc hợp đồng với giá khá thấp. Ngoài ra, tính thanh khoản thấp có nghĩa là bạn không thể nhanh chóng thoát khỏi một vị thế để giảm thiểu tổn thất.
5. Tầm quan trọng của lệnh cắt lỗ
Do tính chất không ổn định của ETH CFD và rủi ro đòn bẩy, việc sử dụng các lệnh cắt lỗ luôn là điều được khuyến khích. Đó là cách tiếp cận tốt nhất để hạn chế tổn thất có thể xảy ra nếu phân tích của bạn sai và thị trường tiếp tục di chuyển theo hướng khó lường. Đặc biệt, các lệnh cắt lỗ là điều cần thiết để bảo vệ lợi nhuận của bạn.
Kết luận
Bán khống ETH không phức tạp mà đó là một cơ hội đầu tư tuyệt vời. Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản giao dịch CFD với một nhà môi giới tốt như VSTAR. Tại sao nên bán khống ETH trên VSTAR? Bạn có quyền sử dụng đòn bẩy (100:1), không mất phí hoa hồng trong giao dịch, có thể lựa chọn hàng nghìn loại CFD tiền điện tử, tận dụng tính năng bảo vệ số dư âm và trải nghiệm một nền tảng thân thiện với người dùng. Trên tất cả, VSTAR được quản lý chặt chẽ. Nhấp vào đây để thử nghiệm chiến lược giao dịch ETH CFD của bạn trên tài khoản demo miễn phí.
Với giao dịch CFD, bạn có thể giao dịch theo cả hai hướng của thị trường. Ngoài ra, khả năng sử dụng đòn bẩy có thể giúp tăng đáng kể lợi nhuận nếu phân tích của bạn là chính xác.
Tuy nhiên, bạn cũng phải hiểu rằng, có nhiều rủi ro liên quan đến giao dịch CFD. Vì lý do này, việc có một chiến lược quản lý rủi ro là vô cùng quan trọng để đạt được thành công lâu dài.
* Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung của bài viết này chỉ dành cho mục đích học tập và không thể hiện quan điểm chính thức của VSTAR, cũng như không thể được sử dụng như một lời khuyên đầu tư.